80% kỹ sư cầu nối làm việc ở Nhật Bản hưởng mức lương tháng ngàn đô – Phần 1

Ngày nay, nhằm tìm kiếm công việc với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn, nhiều người đã lựa chọn sang nước ngoài làm việc mà điển hình là Nhật Bản. Vậy nên chọn nghề gì tại Nhật Bản với mức lương cao và có cơ hội phát triển?

Câu trả lời đó chính là lựa chọn nghề kỹ sư cầu nối ở Nhật Bản. Để hiểu rõ hơn về công việc, lương bổng, chế độ đãi ngộ và yêu cầu của nghề kỹ sư cầu nối đối với người tham gia ứng tuyển thì bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về nghề này cũng như làm rõ thực hư câu chuyện ‘80% kỹ sư cầu nối làm việc ở Nhật có lương tháng ngàn đô’ như lời đồn nhé!

Kỹ sư cầu nối là nghề như thế nào?

[Kỹ năng trở thành kỹ sư cầu nối]

Kỹ sư cầu nối là những người gắn kết công ty và đối tác, giúp hai bên thấu hiểu nhau để quá trình hợp tác được thuận lợi và suôn sẻ. Công việc của họ chính là giám sát hoạt động của các dự án từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án đó.

Vì tính chất của công việc nên yêu cầu về trình độ của các kỹ sư cầu nối ở Nhật cũng khá cao. Theo đó, họ phải trang bị cho mình các kỹ năng như:

  • Ngoại ngữ: Tiếng Nhật từ N2 trở lên, nếu biết thêm tiếng Anh là lợi thế.
  • Kỹ năng cứng: Vững chuyên môn để triển khai công việc hiệu quả và không sai sót.
  • Kỹ năng mềm: Rất quan trọng trong quá trình làm cầu nối giữa hai bên doanh nghiệp với khách hàng.
  • Kiến thức về kinh tế: Nền tảng kiến thức kinh tế giúp kỹ sư cầu nối trong việc dự đoán thị trường, đánh trúng tâm lý khách hàng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

[Mô tả công việc]

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh mà người làm kỹ sư cầu nối sẽ có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, họ đều thực hiện các công việc hàng ngày như:

–  Lập kế hoạch hằng ngày.

–  Quản lý, xử lý email và các công việc liên lạc với khách hàng của công ty.

–  Theo sát tiến độ của dự án và đảm bảo dự án đang đi đúng kế hoạch.

–  Đánh giá lại công việc.

–  Báo cáo lên cấp hàng tuần, hàng tháng về tiến độ của dự án.

Để đảm bảo cho sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa công ty và khách hàng thì công việc của kỹ sư cầu nối luân phiên giữa hai bên và luôn cập nhật tình hình, tiến độ của dự án để hai bên đều có thể nắm rõ.

Trên thực tế, khi bắt tay vào thực hiện dự án thì công việc của mỗi kỹ sư cầu nối ở Nhật Bản sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của dự án. Theo đó:

  • Giai đoạn bắt đầu dự án: Nghiên cứu, lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng.
  • Giai đoạn tiến hành dự án: Quản lý và giám sát các hoạt động của dự án. Đồng thời thay đổi chiến lược, phương pháp theo từng trường hợp khác nhau để đảm bảo dự án vẫn diễn ra suôn sẻ và tăng năng suất, chất lượng của dự án.
  • Giai đoạn kết thúc dự án: Tổng kết, thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra thị trường hoặc gửi đến khách hàng.

Do vậy công việc của người kỹ sư cầu nối khá vất vả, yêu cầu họ phải có tính linh hoạt, nhạy bén để thích ứng vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả cao.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ ngay Ứng tuyển online